Luật Sư Thanh Hóa
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Thanh Hóa
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Thanh Hóa
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ?

Thanh Trúc by Thanh Trúc
22/02/2023
in Tư vấn
0
Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ?

Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp các trường hợp di chúc vô hiệu một phần

Có quy định mức trần mức hoa hồng môi giới bất động sản không?

Xin phép về chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Nghỉ lễ có được tính vào thời gian thử việc không?
  3. Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ?
  4. Không trả lương ngày lễ cho lao động thử việc, doanh nghiệp có bị phạt?
  5. Người lao động có bắt buộc phải thử việc không?
  6. Nội dung bắt buộc phải có của hợp đồng thử việc
  7. Thời gian thử việc
  8. Mức lương thử việc
  9. Các chế độ đối với lao động thử việc
  10. Thông tin liên hệ
  11. Câu hỏi thường gặp

Theo quy định pháp luật, điều khoản thử việc có thể tách thành một hợp đồng riêng hoặc là một điều khoản trong hợp đồng lao động. Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận tuy nhiên có một số trường hợp không được thỏa thuận thử việc. Mức lương thử việc bằng 85% mức lương công việc làm thử. Vậy trong thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm những quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019

Nghỉ lễ có được tính vào thời gian thử việc không?

Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, người lao động và người sử dụng lao động được tự thỏa thuận về thời gian thử việc. Tuy nhiên, pháp luật cũng giới hạn thời gian thử việc tối đa đối với các loại công việc như sau:

Thời gian thử việcCông việc
Không quá 180 ngàyCông việc của người quản lý doanh nghiệp
Không quá 60 ngàyCông việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên
Không quá 30 ngàyCông việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
Không quá 06 ngày làm việcCông việc khác

Có thể thấy, trừ trường hợp thử việc tối đa 06 ngày làm việc ra, các trường hợp còn lại đều áp dụng thời gian thử việc tính theo ngày bình thường, tức đã bao gồm cả ngày lễ, Tết và nghỉ hằng tuần.

Điều này đồng nghĩa rằng, ngày nghỉ lễ cũng sẽ được tính vào thời gian thử việc của hầu hết người lao động.

Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, vào các dịp lễ, Tết sau đây, người lao động trên cả nước sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương:

– Tết Dương lịch: Nghỉ 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch).

– Tết Âm lịch: Nghỉ 05 ngày.

– Ngày Chiến thắng: Nghỉ 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch).

– Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch).

– Ngày Quốc khánh: Nghỉ 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nghỉ 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

Như vậy, vào dịp nghỉ lễ, người lao động thử việc cũng sẽ được trả nguyên lương của ngày làm việc bình thường.

Trong khi đó, Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương trong thời gian thử việc như sau:

Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, trong các ngày lễ, người lao động thử việc sẽ được nhận ít nhất 85% mức lương chính thức của công việc đang làm.

Không trả lương ngày lễ cho lao động thử việc, doanh nghiệp có bị phạt?

Như đã phân tích, người lao động thử việc cũng được hưởng nguyên lương khi nghỉ lễ. Nếu không đảm bảo bảo quyền lợi này cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Theo đó, nếu không trả lương ngày lễ cho nhân viên thử việc, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 20 – 40 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).

Lúc này, để đòi đủ tiền lương ngày lễ, người lao động có thể thực hiện thủ tục tố cáo tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Trong quá trình giải quyết, nếu xác minh được hành vi vi phạm của doanh nghiệp, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt hành chính và yêu cầu doanh nghiệp thanh toán đầy đủ quyền lợi cho người lao động thử việc.

Người lao động có bắt buộc phải thử việc không?

BLLĐ năm 2019 không có quy định nào bắt buộc người lao động phải thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động. Việc có áp dụng thử việc hay không là do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Thực tế, hầu hết các trường hợp, người sử dụng lao động đều yêu cầu người lao động phải thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức.

Mặt khác, khoản 3 Điều 24 BLLĐ năm 2019 cũng quy định:

Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, người lao động sẽ không phải thử việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng mà được ký hợp đồng lao động luôn.

Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu thử việc với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên.

Nội dung bắt buộc phải có của hợp đồng thử việc

Căn cứ khoản 2 Điều 24 BLLĐ năm 2019, hợp đồng thử việc phải có các nội dung chủ yếu sau:

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời gian thử việc;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ?
Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ?

Thời gian thử việc

Theo Điều 25 BLLĐ năm 2019, thời gian thử việc sẽ do các bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

– Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

– Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

– Không quá 30 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

– Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.

Mức lương thử việc

Điều 26 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:

Điều 26. Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động được quyền thỏa thuận với nhau về mức lương thử việc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải trả ít nhất 85% mức lương của công việc làm thử cho người lao động.

Các chế độ đối với lao động thử việc

Mặc dù chưa chính thức xác lập quan hệ lao động nhưng người lao động làm thử cũng được hưởng nhiều quyền lợi:

* Điều kiện lao động:

– Về thời gian làm việc:

+ Được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần và thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định.

+ Được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm (làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc).

– Về chế độ nghỉ:

+ Nghỉ hằng năm: Căn cứ khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian thử việc cũng được tính hưởng phép năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

+ Nghỉ lễ, Tết: Theo Điều 112 BLLĐ năm 2019, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết. Do đó người lao động thử việc trong các dịp này cũng được nghỉ làm và hưởng theo mức lương thử việc đã thỏa thuận.

* Về chế độ bảo hiểm:

Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Do đó, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động đóng BHXH.

Theo đó, trong thời gian thử việc, người lao động sẽ được hưởng các chế độ liên quan đến BHXH. Nhưng nếu giao kết hợp đồng thử việc, người lao động sẽ không được hưởng quyền lợi này.

Mời bạn xem thêm:

  • Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự
  • Có được gửi tiền cho phạm nhân đang bị tạm giam không?
  • Ai có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo?

Thông tin liên hệ

Dưới đây là bài viết của  Luật Sư Thanh Hóa về “Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ?“. Luật sư Thanh Hóa sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề như dịch vụ Trích lục Hộ tịch…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào chấm dứt hợp đồng thử việc?

Khi kết thúc thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Tuy nhiên, nếu trong thời gian thử việc mà việc làm thử không đúng như mong muốn, các bên có thể chấm dứt thỏa thuận này bất cứ lúc nào. Khoản 2 Điều 27 BLLĐ đã ghi nhận cụ thể như sau:  
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, nếu trong thời gian thử việc, nếu cảm thấy không phù hợp thì người lao động có thể tự ý nghỉ việc hoặc người sử dụng lao động cũng có thể tự ý cho người lao động nghỉ mà không cần báo trước đồng thời cũng không phải bồi thường.

Sau thử việc bao lâu thì phải ký hợp đồng lao động?

Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019, sau khi kết thúc thời gian thử việc nói trên, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động biết.
– Thử việc đạt yêu cầu: Ký hợp đồng lao động nếu trước đó ký hợp đồng thử việc hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã ký nếu trước đó ký hợp động lao động để thử việc.
– Thử việc không đạt yêu cầu: Chấm dứt hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có ghi nhận nội dung thử việc.
Có thể thấy, pháp luật không quy định cụ thể về thời gian phải ký hợp đồng lao động sau khi hết thử việc. Tuy nhiên, nếu không ký hợp đồng lao động với người lao động sau khi hết thử việc, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng: Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử.
– Phạt tiền từ 01 – 05 triệu đồng: Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Chính vì vậy, để không bị phạt vi phạm, sau khi kết thúc thử việc mà kết quả đạt thì công ty cần ký hợp đồng lao động luôn với người lao động. 

Hết hạn thử việc mà công ty vẫn im lặng, phải làm gì?

Như đã phân tích, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sau thời gian thử việc mà không ký hợp đồng lao động, công ty sẽ bị phạt. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp người sử dụng lao động cố tình chần chừ không chịu ký hợp đồng với người lao động.
Với việc không ký hợp đồng, người lao động có thể sẽ gặp phải rủi ro liên quan đến các quyền lợi về lương và bảo hiểm xã hội.
Chính vì vậy, khi hết thử việc mà công ty vẫn im lặng, người lao động cần khéo léo đề nghị phía công ty ký hợp đồng lao động với mình.
Dù không ký hợp đồng lao động nhưng theo tinh thần của Án lệ số 20/2018/AL thì hết thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động và người lao động không có thoả thuận nào khác thì được coi là các bên đã xác lập quan hệ hợp đồng lao động.
Do vậy, nếu không may bị công ty cho nghỉ việc trong thời gian tiếp tục làm mà không có hợp đồng lao động, người lao động cũng có thể đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng cách sau:
– Khiếu nại đến Chánh Thanh tra lao động Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Nghỉ lễ có được tính vào thời gian thử việc không?Người lao động có bắt buộc phải thử việc không?Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ
Share30Tweet19
Thanh Trúc

Thanh Trúc

Đề xuất cho bạn

Tổng hợp các trường hợp di chúc vô hiệu một phần

by Thanh Trúc
30/11/2023
0
Tổng hợp các trường hợp di chúc vô hiệu một phần

Di chúc vô hiệu một phần xảy ra khi một phần của di chúc không được thực thi hoặc không có hiệu lực theo quy định của pháp...

Read more

Có quy định mức trần mức hoa hồng môi giới bất động sản không?

by Thanh Trúc
28/11/2023
0
Có quy định mức trần mức hoa hồng môi giới bất động sản không?

Hoa hồng môi giới là một khoản tiền hoặc phần trăm được trả cho môi giới khi họ thành công trong việc kết nối bên mua và bên...

Read more

Xin phép về chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

by Thanh Trúc
27/11/2023
0
Xin phép về chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Thông thường, quy định này sẽ được quy...

Read more

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm những ai?

by Thanh Trúc
23/11/2023
0
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm những ai?

Trợ cấp xã hội là một chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ kinh tế và xã hội cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Trợ...

Read more

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thể hiện những nội dung gì?

by Thanh Trúc
21/11/2023
0
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thể hiện những nội dung gì?

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Những nhà đầu tư nước ngoài tham...

Read more
Next Post
Khi nào quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt?

Khi nào quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.