Luật Sư Thanh Hóa
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Thanh Hóa
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Thanh Hóa
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?

Thanh Trúc by Thanh Trúc
14/11/2022
in Tư vấn
0
Xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?

Xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?

75
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp các trường hợp di chúc vô hiệu một phần

Có quy định mức trần mức hoa hồng môi giới bất động sản không?

Xin phép về chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Hồ sơ địa chính bao gồm những thành phần nào?
  3. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính như thế nào?
  4. Xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?
  5. Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
  6. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính
  7. Thông tin liên hệ
  8. Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ địa chính được hiểu đơn giản là những thông tin liên quan đến tình trạng pháp lý và hiện trạng quản lý sử dụng của các thửa đất ở địc phương. Vậy xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào? Hồ sơ xin trích lục hồ sơ địa chính bao gồm những giấy tờ gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết hồ sơ xin trích lục địa chính, quy trình thực hiện cũng như một số quy định pháp luật liên quan đến hồ sơ địa chính nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Hồ sơ địa chính bao gồm những thành phần nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về khái niệm hồ sơ địa chính cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tại Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về thành phần hồ sơ địa chính cụ thể như sau:

Thành phần hồ sơ địa chính

1. Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:

a) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;

b) Sổ địa chính;

c) Bản lưu Giấy chứng nhận.

2. Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:

a) Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);

b) Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;

c) Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.

Theo đó, hồ sơ địa chính bao gồm những có các tại liệu sau đây:

Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai

Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:

  • Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
  • Sổ địa chính;
  • Bản lưu Giấy chứng nhận.

Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:

  • Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
  • Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
  • Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
Xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?
Xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?

Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính như thế nào?

Đối với quy định về nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính thì tại Điều 5 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định cụ thể như sau:

Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính

1. Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

2. Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.

Xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?

Về thủ tục xin trích lục hồ sơ địa chính thì Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định cụ thể như sau:

Trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai

1. Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;

b) Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

c) Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

3. Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

4. Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

b) Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Theo đó, xin trích lục hồ sơ địa chính bao gồm 3 bước:

  • Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai mẫu 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT
  • Bước 2: Tiếp nhận, xử lý yêu cầu
  • Bước 3: Trả kết quả

Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai;
  • Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương.

Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai:
  • Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ngoài các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này;
  • Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặc dạng giấy) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) sử dụng.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký.

Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện các công việc theo quy định như sau:

  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh) chủ trì tổ chức việc lập sổ địa chính; cung cấp tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện); thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này đối với các thửa đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này đối với các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam; cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng.

Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đang quản lý theo quy định tại Thông tư này để sử dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương.

Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.

Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.

Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:

Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận;

Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:

  • Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
  • Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.
Xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Xin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?” của Luật Sư Thanh Hóa. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Thanh Hóa để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa năm 2022
  • Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo tại Thanh Hóa trọn gói, giá rẻ
  • Hướng dẫn soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn tại Thanh Hóa năm 2022

Câu hỏi thường gặp

Bản đồ địa chính có trong hồ sơ địa chính không?

Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai

Lộ trình xây dựng, chuyển đổi hồ sơ địa chính sang dạng số như thế nào?

– Đối với địa phương đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì hoàn thiện hồ sơ địa chính dạng số theo quy định tại Thông tư này xong trước năm 2016.
– Lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số thực hiện theo quy định về lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính số gắn với quá trình thực hiện thủ tục đăng ký như thế nào?

Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính số gắn với quá trình thực hiện thủ tục đăng ký theo trình tự:
– Cập nhật thông tin đăng ký và quét giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;
– Cập nhật kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất và sổ mục kê đất đai đối với trường hợp phải đo đạc địa chính;
– Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ sau khi hoàn thành kiểm tra theo thẩm quyền;
– Cập nhật thông tin về thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất sau khi nhận được chứng từ nộp nghĩa vụ tài chính hoặc văn bản của cơ quan thẩm quyền về việc ghi nợ hoặc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định;
– Quét và nhập bổ sung thông tin vào hồ sơ địa chính về Giấy chứng nhận đã ký cấp hoặc đã xác nhận thay đổi; trường hợp đăng ký lần đầu và không có nhu cầu hoặc không đủ điều kiện hoặc không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận thì nhập bổ sung thông tin theo quy định đối với trường hợp không cấp Giấy chứng nhận;
– Kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý; trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã lập hoặc chỉnh lý;

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: cập nhậtHồ sơ địa chính bao gồm những thành phần nào?Nguyên tắc lậpXin trích lục hồ sơ địa chính như thế nào?
Share30Tweet19
Thanh Trúc

Thanh Trúc

Đề xuất cho bạn

Tổng hợp các trường hợp di chúc vô hiệu một phần

by Thanh Trúc
30/11/2023
0
Tổng hợp các trường hợp di chúc vô hiệu một phần

Di chúc vô hiệu một phần xảy ra khi một phần của di chúc không được thực thi hoặc không có hiệu lực theo quy định của pháp...

Read more

Có quy định mức trần mức hoa hồng môi giới bất động sản không?

by Thanh Trúc
28/11/2023
0
Có quy định mức trần mức hoa hồng môi giới bất động sản không?

Hoa hồng môi giới là một khoản tiền hoặc phần trăm được trả cho môi giới khi họ thành công trong việc kết nối bên mua và bên...

Read more

Xin phép về chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

by Thanh Trúc
27/11/2023
0
Xin phép về chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Thông thường, quy định này sẽ được quy...

Read more

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm những ai?

by Thanh Trúc
23/11/2023
0
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm những ai?

Trợ cấp xã hội là một chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ kinh tế và xã hội cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Trợ...

Read more

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thể hiện những nội dung gì?

by Thanh Trúc
21/11/2023
0
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thể hiện những nội dung gì?

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Những nhà đầu tư nước ngoài tham...

Read more
Next Post
Mẫu đơn xin trích lục khai tử

Mẫu đơn xin trích lục khai tử mới năm 2022

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.