Luật Sư Thanh Hóa
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Thanh Hóa
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Thanh Hóa
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?

Thanh Trúc by Thanh Trúc
17/10/2022
in Tư vấn
0
Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?

Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế miễn phí

Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh

Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình kết hợp kinh doanh

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Vợ có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp chồng không đồng ý ly hôn không?
  3. Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?
  4. Chi phí yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng là bao nhiêu theo quy định mới nhất hiện nay?
  5. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
  6. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
  7. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
  8. Thông tin liên hệ
  9. Câu hỏi thường gặp

Nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì tài sản được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự, tranh chấp nuôi con được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm vấn đề giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Vợ có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp chồng không đồng ý ly hôn không?

Tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?
Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?

Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?

Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

Theo khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định:

“2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Theo đó, trường hợp của bạn và chồng có đủ điều kiện kết hôn theo quy định, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Như vậy, đến thời điểm hiện tại mà vợ chồng bạn không có đăng kí kết hôn thì hai bạn không được coi là vợ chồng hợp pháp và không cần làm thủ tục ly hôn tại tòa án. Tuy nhiên, vì hai bạn đã có con chung, nên khi không muốn tiếp tục chung sống với nhau nữa, bạn cũng có thể làm đơn yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng và giải quyết quyền nuôi con theo quy định.

Chi phí yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng là bao nhiêu theo quy định mới nhất hiện nay?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:

“2. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.”

Tại số 1.1, mục II Danh mục án phí, lệ phí Tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định:

“Mức thu án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 đồng.”

Như vậy, án phí dân sự sơ thẩm đối với thủ tục yêu cầu không công nhận vợ chồng không có giá ngạch mà trong đó yêu cầu của bạn không phải là một số tiền cụ thể hoặc không thể trị giá được bằng tiền là 300.000 đồng theo quy định.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?
Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?” của Luật Sư Thanh Hóa. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài, Thủ tục tặng cho nhà đất, Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Thanh Hóa để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa năm 2022
  • Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo tại Thanh Hóa trọn gói, giá rẻ
  • Hướng dẫn soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn tại Thanh Hóa năm 2022

Câu hỏi thường gặp

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như thế nào?

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
– Phá tán tài sản của con;
– Có lối sống đồi trụy;
– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên?

Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.

Pháp luật về hôn nhân và gia đình cấm những hành vi nào?

Cấm các hành vi sau đây:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Yêu sách của cải trong kết hôn;
– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
– Bạo lực gia đình;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Chi phí yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng là bao nhiêu theo quy định mới nhất hiện nay?Giải quyết ly hôn khi không đăng ký kết hôn như thế nào?Vợ có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp chồng không đồng ý ly hôn không?
Share30Tweet19
Thanh Trúc

Thanh Trúc

Đề xuất cho bạn

Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế miễn phí

by Thanh Trúc
26/09/2023
0
Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế miễn phí

Bảo hiểm y tế là một trong những loại bảo hiểm quen thuộc và quan trọng đối với công dân Việt Nam. Theo quy định pháp luật, công...

Read more

Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh

by Thanh Trúc
25/09/2023
0
Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh

Đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh là một loại đơn văn bản được sử dụng để yêu cầu cơ quan chức năng xác nhận hoặc chứng...

Read more

Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình kết hợp kinh doanh

by Thanh Trúc
21/09/2023
0
Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình kết hợp kinh doanh

Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy là các quy định và tiêu chuẩn được áp dụng để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong các...

Read more

Đẻ thuê có hợp pháp không?

by Thanh Trúc
19/09/2023
0
Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế miễn phí

Trên thế giới, các quốc gia có quy định khác nhau về đẻ thuê. Một số quốc gia cho phép đẻ thuê hoàn toàn hợp pháp và có...

Read more

Mua bán trái phép súng bắn điện bị xử lý như thế nào?

by Thanh Trúc
18/09/2023
0
Mua bán trái phép súng bắn điện bị xử lý như thế nào?

Súng là một loại phương tiện được sử dụng khi thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn người phạm tội có hành vi trốn chạy...

Read more
Next Post
Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.