Hiện nay trào lưu xem bói diễn ra ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, các quảng cáo về xem bói tràn lan trên các mạng xã hội đã phần nào kéo theo lớp trẻ tham gia vào những trào lưu đó gây nên những hệ lụy khó lường. Vậy quy định pháp luật về xem bói như thế nào? Xem bói trục lợi có vi phạm pháp luật không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về xem bói và những quy định pháp luật liên quan nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Xem bói có vi phạm pháp luật không?
Xem bói phần nào giúp con người có thể biết trước được tương lai, số mệnh của mình, nhằm mục đích hướng con người đến những điều thiện. Những người xem bói thường là những người có số ăn lộc hoặc mang thế lực tâm linh nào đó.
Họ có khả năng nhìn tướng, đường chỉ tay, dựa vào ngày tháng năm sinh… để xem số mệnh con người, qua đó thấy được quá khứ, tương lai của một người. Khi có những bất trắc trong cuộc sống hoặc khi chuẩn bị tiến hành một sự kiện nào đó quan trọng, người ta thường đi xem bói để biết được liệu mọi việc có thể diễn ra suôn sẻ hay không.
Hiện nay, ở hầu hết các địa phương đều có người thực hiện xem bói nhằm đáp ứng nhu càu của người dân. Theo đó, nếu việc xem bói này không nhằm mục đích trục lợi, không để lại hậu quả xấu hay gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính bản thân người đi xem và những người xung quanh thì có thể sẽ không bị xử lý.
Điều này cũng có nghĩa, trường hợp tổ chức xem bói nhưng nhằm mục đích kiếm tiền, hay lợi dụng lòng tin của người xem để trục lợi thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Tóm lại, pháp luật không cấm tổ chức hoạt động xem bói, tuy nhiên nếu tổ chức hành nghề bói toán để nhằm mục đích trục lợi hoặc để lại hậu quả xấu cho người khác, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 14, Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, quy định 02 hành vi xem bói sau bị xử lý:
- Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội;
- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
Xem bói trái luật bị xử lý như thế nào?
Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà có thể áp dụng các hình thức xử lý khác nhau. Cụ thế:
Xử phạt hành chính
Hiện nay, quy định về xử phạt vi phạm hành chính hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan được quy định tại Điều 14, Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
- Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:
Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
- Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa:
Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng với hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
Xử phạt hình sự
Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan.
Cũng theo quy định tại Điều luật này, hiện có 02 khung hình phạt chính áp dụng với Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
Khung 01: Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
Khung 02: Phạt tù từ 03 – 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Làm chết người;
- Thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng.
Cán bộ, công chức đi xem bói có bị kỷ luật?
Như phân tích ở trên, cán bộ, công chức đi xem bói sẽ không phải chịu các chế tài xử phạt về hành chính hay hình sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt sẽ bị kỷ luật.
– Đi xem bói trong giờ làm việc
Cũng giống như trường hợp đi lễ hội, việc cán bộ, công chức đi xem bói trong giờ hành chính bị nghiêm cấm. Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật theo quy chế của từng cơ quan, đơn vị.
– Trường hợp cán bộ, công chức là Đảng viên:
Nếu là Đảng viên đi xem bói, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Nếu gây hậu quả nghiêm trọng, bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hành nghề bói toán nhằm trục lợi sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người hành nghề xem bói không?
Theo Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.“
Do đó, những người hành nghề xem bói có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử phạt hành chính nhưng mà vi phạm lại. Người hành nghề xem bói có thể bị đi tù lên đến 10 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật Sư Thanh Hóa tư vấn về Xem bói trục lợi có vi phạm pháp luật không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ thay đổi thông tin công ty của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa năm 2022
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo tại Thanh Hóa trọn gói, giá rẻ
- Hướng dẫn soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn tại Thanh Hóa năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Nếu hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng; thì bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Nếu hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng như điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 liệt kê; thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu việc xem bói không vì mục đích trục lợi; truyền bá lối sống sai lệch hay gây mất trật tự công cộng; thì sẽ không bị xem là vi phạm pháp luật.
Nếu hành vi xem bói thỏa mãn 1 trong 3 trường hợp bài này đã nêu; thì sẽ bị xử phạt với các mức phạt tương ứng.
Tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy, xem bói bài Tarot không phải là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi đấy được coi là vi phạm pháp luật khi người xem bói bài Tarot lợi dụng vào việc xem bói để tổ chức hoạt động mê tín dị đoan. Nếu người xem bói bài Tarot lợi dụng việc xem bói để tổ chức hoạt động mê tín dị đoan thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.