Diện tích đất nông nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các loại đất. Ở mỗi địa phương sẽ có cơ quan có thẩm quyền quản lý đất. Pháp luật Việt Nam có dành riêng một số điều để điều chỉnh việc tách thửa các loại đất, trong đó có đất nông nghiệp. Vậy quy định pháp luật tách thửa đất nông nghiệp 2022 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết điều kiện tách thửa đất nông nghiệp bao gồm những điều kiện gì nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP;
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
Đất nông nghiệp có được tách thửa hay không?
Hiện nay, pháp luật về đất đai không cấm người sử dụng đất được thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tách đất thường là để tặng cho, mua bán, chuyển nhượng nên cần phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Đã được cấp sổ đỏ, Giấy chứng quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị các cơ quan có thẩm quyền kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Diện tích đất đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa.
Căn cứ theo khoản 31 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.
Như vậy, diện tích đất tách thửa phải phù hợp với quy định của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh nơi có đất về điều kiện được tách thửa đất quy định tại các Quyết định của từng tỉnh.
Đối với tỉnh Bắc Giang: theo Quyết định 40/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 20 tháng 08 năm 2021 quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp:
Đối với đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng hoa màu) diện tích tối thiểu của thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa là 500 m2 (Năm trăm mét vuông).
Đối với thửa đất trồng cây lâu năm (đất trồng cà phê, chè, nhãn…), nuôi trồng thủy sản:
- Thửa đất thuộc khu dân cư: Diện tích tối thiểu của thửa đất còn lại và thửa đất mới trong khu dân cư sau khi tách thửa đối với khu vực đô thị là 150 m2 (Một trăm năm mươi mét vuông);
- Đối với thửa đất thuộc khu vực nông thôn là 200 m2 (Hai trăm mét vuông). Thửa đất không thuộc khu dân cư, diện tích tối thiểu còn lại của thửa đất và thửa đất mới trong khu vực nông thôn sau khi tách thửa là 300 m2 (Ba trăm mét vuông).
Đối với thửa đất lâm nghiệp: Diện tích tối thiểu của thửa đất còn lại và thửa đất mới sau khi tách thửa là 1.000m2 (Một nghìn mét vuông).
Lưu ý: Ngày 30/03/2022 sở xây dựng tỉnh Bắc Giang đã ban hành Công văn 718/SXD-QLN ngày 30/3/2022 về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản và yêu cầu chủ đầu tư công khai đầy đủ, chính xác thông tin dự án, bất động sản kinh doanh; đồng thời không huy động vốn khi chưa đủ điều kiện…
Đất nông nghiệp có thể chuyển đổi thành đất thổ cư không?
Căn cứ Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
d. Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;”
Như vậy, Luật Đất đai 2013 quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất ở) phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Khi chuyển mục đích sử dụng đất người người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất (đất trồng cây lâu năm lên đất ở) thì thửa đất còn phải phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo kế hoạch, quy hoạch của UBND cấp tỉnh, kế hoạch của UBND cấp huyện ban hành.
Thủ tục thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Sổ đỏ hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Ngoài ra, bạn còn có thể phải chuẩn bị thêm:
- Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân (bản sao);
- Sổ hộ khẩu.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
- Người có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng tài nguyên và môi trường.
- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm kiểm tra, thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa thửa đất, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của người sử dụng đất
Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp thuế) theo quy định của pháp luật;
Trình UBND có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính
Bước 3. Trả kết quả
Thời hạn giải quyết và trả kết quả: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:
- Không quá 15 ngày;
- Không được quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về vấn đề “Quy định pháp luật tách thửa đất nông nghiệp 2022 ” của Luật Sư Thanh Hóa. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.
Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài, Trích lục quyết định ly hôn, Thủ tục tách thửa và chuyển quyền sử dụng đất…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Thanh Hóa để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa năm 2022
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo tại Thanh Hóa trọn gói, giá rẻ
- Hướng dẫn soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn tại Thanh Hóa năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa đất cần thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Theo quy định, Thu tiền sử dụng đất bằng 100% chênh lệch đối với trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
Căn cứ theo điểm d, khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải đảm bảo:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.