Hiện nay, hầu hết các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam đều do người điều khiển phương tiện uống rượu bia, thiếu chú ý, điều khiển tay lái. Để giảm số vụ tai nạn, luật quy định phạt nồng độ cồn. Uống bao nhiêu rượu bia sẽ bị phạt Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông đường bộ. Kể từ khi thực hiện nghiêm nghị định này, số vụ tai nạn giảm dần khi người dân ý thức được trách nhiệm tuân thủ pháp luật. Cùng Luật sư Thanh Hoá tìm hiểu vê mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn ở bài viết dưới đây.
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?
Điều 8 VBHN 15/VBHN-VPQH về Luật Giao thông đường bộ, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.
Chỉ cần trong hơi thở/máu của bạn có nồng độ cồn, bất kể nồng độ (dù chỉ 0,01) thì bạn đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt.
Tiền phạt lái xe sau khi uống rượu được biết là tăng lên hàng năm. Tiền phạt đối với các phương tiện hiện tại đã rất nặng để răn đe những người vi phạm. Kể từ năm 2019, người dân ngày càng ý thức được sự nguy hiểm của việc uống rượu bia sau khi các nghị định cụ thể về xử phạt lái xe khi say rượu được ban hành.
Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn mới năm 2023
Nồng độ cồn dưới 0.25 phạt bao nhiêu?
Nồng độ cồn dưới 0.25 | ||
Phương tiện | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô | 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy | 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) | 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng |
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác | 80.000 đồng đến 100.000 đồng | Không |
Nồng độ cồn dưới 0.4 phạt bao nhiêu?
Nồng độ cồn dưới 0.4 | ||
Phương tiện | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô | 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy | 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) | 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng |
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác | 200.000 đồng đến 400.000 đồng | Không |
Nồng độ cồn trên 0,4 miligam/1 lít khí thở?
Nồng độ cồn trên 0,4 miligam/1 lít khí thở | ||
Phương tiện | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
Xe ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô | Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng | Tước bằng lái xe 22 đến 24 tháng |
Xe gắn máy và phương tiện tương tự xe gắn máy | Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng | |
Xe đạp và các loại phương tiện tương tự xe đạp | Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng | Không |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe máy
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với ô tô
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe đạp
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) | – |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | – |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) | – |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7) |
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm.
Khi CSGT tiến hành cho người điều khiển phương tiện thổi nồng độ cồn, nồng độ cồn được đề cập sau đây sẽ là căn cứ để áp dụng quy định tạm giữ xe:
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Khi tiến hành đo nồng độ cồn mà chỉ số tối thiểu chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá mốc 0,25 miligam/1 lít khí thở thì người điều khiển phương tiện giao thông ngoài bị phạt tiền, còn có thể bị tạm giữ phương tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Cách kiểm tra vi phạm giao thông phạt nguội
- Hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm không?
- Quy định về kết hôn với người Nhật tại Việt Nam năm 2022
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn mới năm 2023”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về Xác nhận độc thân cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư Thanh Hoá sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.
Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với hành vi vi phạm lỗi nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 5 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt trung bình đối với lỗi vi phạm này là 7.000.000 đồng nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Đối với hành vi không có giấy phép lái xe đối với người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng. Mức phạt trung bình đối với lỗi vi phạm này là 11.000.000 đồng nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.