Đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh là một loại đơn văn bản được sử dụng để yêu cầu cơ quan chức năng xác nhận hoặc chứng nhận về địa điểm kinh doanh của một công ty, cửa hàng, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Đơn này thường được yêu cầu khi cần cung cấp bằng chứng về địa điểm kinh doanh cho các mục đích pháp lý, thuế, hoặc các quy trình xử lý liên quan. Vậy Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh bao gồm những nội dung gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
Đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh là gì?
Đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh thường được gửi đến cơ quan chức năng như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thuế, Hay Cục Thuế địa phương, tùy thuộc vào quy định của từng nước và địa phương.
Đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh là mẫu đơn được lập ra dùng để xin xác nhận về địa chỉ mới nơi doanh nghiệp muốn chuyển đến khác so với địa chỉ đăng ký ban đầu trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh, cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:
- Tên mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ kinh doanh: ĐƠN XIN XÁC NHẬN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH.
- Các căn cứ để soạn thảo việc xin xác nhận địa điểm kinh doanh và nơi nhận lá đơn.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nêu rõ thông tin.
- Địa chỉ trụ sở cũ của doanh nghiệp địa chỉ trụ sở mà doanh nghiệp dự định chuyển tới, thông tin về giấy phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nêu rõ lý do muốn thay đổi địa điểm kinh doanh cùng với cam kết, ký tên xác nhận.
Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Mã số địa điểm kinh doanh: …………….
Đăng ký lần đầu, ngày……tháng……năm……
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……ngày……tháng……năm……
1. Tên địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………..
Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ……………………….
Tên địa điểm kinh doanh viết tắt (nếu có): ……………………………………………
2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………… Fax: ……………………………
Email: ……………………………………………………….. Website: ………………………
3. Thông tin về người đứng đầu
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ………………….. Giới tính: ……………………
Sinh ngày: …………… /…… /…….. Dân tộc: ………. Quốc tịch: ……………………
Loại giấy tờ chứng thực cá nhân: …………………………………………………………
Số giấy chứng thực cá nhân:…………………………..
Ngày cấp: ………….. /…… /………. Nơi cấp: ……………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………..
4. Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp/chi nhánh
Tên doanh nghiệp/chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………
Mã số doanh nghiệp/chi nhánh: ………………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở chính/chi nhánh: ………………………………………………………………..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Xem thêm và tải xuống Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh
Cách soạn thảo đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh
Mẫu đơn xác nhận địa điểm kinh doanh cũng giống như các mẫu đơn thông thường khác, cũng có các nội dung như phần kính gửi, họ tên người đăng ký, số điện thoại liên hệ, người đại diện theo pháp luật,… và một số thông tin khác.
Mở đầu mẫu đơn
Phần mở đầu của giấy xác nhận địa điểm kinh doanh giống như các văn bản hành chính khác, cần phải có Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa điểm và ngày tháng viết đơn, cùng với tên lá đơn.
Phần “Kính gửi” cần ghi rõ gửi tới ai và tới cơ quan nào, cụ thể trong mẫu đơn này là gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trung ương nơi địa phương doanh nghiệp muốn xác nhận kinh doanh.
Tiếp đến là phần căn cứ để viết mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh, ví dụ như căn cứ theo biên bản họp và Quyết định của công ty về việc chuyển địa điểm kinh doanh, theo căn cứ tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp.
Nội dung mẫu đơn
Phần đầu tiên trong mục nội dung mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh, người viết đơn cần ghi đầy đủ thông tin của người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật, gồm có: Họ và tên, năm sinh, số Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực và thời hạn, nơi ở hiện tại, hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ… Các thông tin của người đại diện doanh nghiệp cần ghi chính xác và đầy đủ.
Các thông tin về công ty cần ghi rõ ràng, gồm địa chỉ trụ sở hiện nay mà công ty đăng ký, số giấy phép hoạt động kinh doanh và ngày tháng cấp giấy phép này. Sau đó, người viết đơn cần trình bày lý do chi tiết vì sao lại thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh sang địa chỉ mới hoặc vì sao lại viết đơn này.
Sau đó, bạn điền rõ nguyện vọng mong muốn được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp chuyển tới nơi ở mới, và kèm theo giấy tờ chứng minh, ví dụ như biên bản họp của công ty đã được chứng thực.
Phần kết thúc đơn
Cuối đơn, bạn cần thể hiện mong muốn được Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét giải quyết nội dung lá đơn nhanh chóng. Đừng quên cảm ơn cơ quan xét duyệt và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên xác nhận.
Thủ tục xác nhận địa điểm kinh doanh
Thủ tục xác nhận địa điểm kinh doanh cũng giống như các thủ tục khác như đăng ký thành lập doanh nghiệp, cũng có các bước như liên hệ với cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị đầy đủ theo danh mục pháp luật quy định, nộp hồ sơ và chờ xét duyệt, đóng lệ phí,… Dưới đây là quy định cụ thể về thủ tục xác nhận địa điểm kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận địa điểm kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư, còn cơ quan thực hiện trực tiếp sẽ là phòng đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trong thời hạn 3 ngày.
Quy trình xác nhận địa điểm kinh doanh hoặc lập địa điểm kinh doanh như sau:
- Bước 1: Kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, xác nhận địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần gửi thông báo đặt địa điểm kinh doanh mới trong thời hạn 10 ngày làm việc tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố.
- Bước 2: Người đại diện theo ủy quyền hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư bộ phận một cửa.
Những người có liên quan tới hồ sơ đăng ký kinh doanh cần chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của hồ sơ đăng ký kinh doanh, như: Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập, chủ doanh nghiệp tư nhận, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hay thành viên hợp danh.
- Bước 3: Bộ phận một cửa tại Sở Kế hoạch và Đầu tư sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ gửi giấy hẹn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ nhận kết quả theo như giấy hẹn bàn giao.
Thông tin liên hệ
Luật sư Thanh Hóa đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mục đích sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa năm 2022
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo tại Thanh Hóa trọn gói, giá rẻ
- Hướng dẫn soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn tại Thanh Hóa năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng có một số đặc điểm như sau:
+ Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
+ Phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;
+ Phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Không được cùng là trụ sở chính của doanh nghiệp.
Như vậy, nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính. Theo đó, doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Về chế độ thuế, địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng và phải hạch toán phụ thuộc vào công ty. Trụ sở chính có thể không tiến hành hoạt động kinh doanh còn địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề doanh nghiệp đã đăng ký. Luật không quy định doanh nghiệp phải có trụ sở riêng biệt hay gộp chung với địa điểm kinh doanh. Nhưng “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.”
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
– Mã số doanh nghiệp;
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
– Tên địa điểm kinh doanh:
– Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.
– Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.