Giám đốc thẩm và tái thẩm là hai thủ tục đặc biệt mà nhiều người thường nghe đến nhưng không phải ai cũng phân biệt được hai thủ tục này. Những trường hợp cần phải tiến hành thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật,… Vậy ai có quyền đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm? Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Thủ tục giám đốc thẩm là gì?
Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến bản án, quyết định không đúng
Ai là người có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án?
Căn cứ theo Điều 372 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm:
“Điều 372. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.
Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị.
3. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân đều có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị. Việc kiểm tra bản án, quyết định để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị được thực hiện theo quy định trên.
Nội dung trong Đơn đề nghị giám đốc thẩm
Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu rõ, trong đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
- Tên, địa chỉ của người đề nghị;
- Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
- Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
Trong đó, nếu người đề nghị là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ; Nếu người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp phải ký tên, đóng dấu;
Kèm theo đơn đề nghị, tổ chức, cá nhân phải gửi kèm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp pháp kèm theo các tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
Đối với Bản án (Quyết định) 1) số… ngày… tháng… năm…
của Tòa án nhân dân………………….
Kính gửi:(2)………………………………………………………………..
Họ tên người đề nghị:(3)……………………………………………………………………..
Địa chỉ:(4)…………………………………………………………………………………………..
Là:(5) …………………………………trong vụ án về……………………………………………….
Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân………….. đã có hiệu lực pháp luật.
Lý do đề nghị:(7)…………………………………………………………………………………
Yêu cầu của người đề nghị:(8)……………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)
1. Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………………
2. …………………………………………………………………………………………………..
NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)
Xem thêm và tải xuống Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
Hướng dẫn soạn đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm
(1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
(2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
(3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó
Ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc làm đại diện
(4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn
Ví dụ: là nguyên đơn
(7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
(8) Ghi yêu cầu của người đề nghị
Ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
(9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
Ví dụ:
1. Bản sao Bản án số…;
2. Bản sao Chứng minh nhân dân….
3. Quyết định số…/QĐ-UBND ngày……..
(10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.
Thông tin liên hệ
Vấn đề Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Sư Thanh Hóa luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thành lập hộ kinh doanh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa năm 2022
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo tại Thanh Hóa trọn gói, giá rẻ
- Hướng dẫn soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn tại Thanh Hóa năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Điều 374 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
– Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Theo Điều 334 BLTTDS 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
Người có thẩm quyền kháng nghị có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thời hạn kháng nghị sẽ là 05 năm nếu có các điều kiện sau đây:
Đương sự đã có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và sau khi hết thời hạn kháng nghị 03 năm mà đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, lợi ích của cộng đồng, của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
Theo Điều 343 BLTTDS 2015, hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền:
– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
– Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
-Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.