Hợp đồng tương tự là gì và những quy định pháp luật của hợp đồng tương tự trong đấu thầu tại Thanh Hóa là những câu hỏi được nhiều quan tâm. Hiện nay, hợp đồng tương tự là loại hợp đồng khá quen thuộc với một số chuyên gia về hợp đồng nhưng đối với nhiều người thì lại là loại hợp đồng khá xe lạ. Vậy hợp đồng tương tự trong đấu thầu tại Thanh Hóa được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Hợp đồng tương tự là gì?
Theo quy định của Luật đấu thầu hiện hành, cụ thể là Luật đấu thầu 2013 thì không có quy định nào định nghĩa như thế nào là hợp đồng tương tự. Tuy nhiên ta có thể hiểu hợp đồng tương tự là hợp đồng thực hiện toàn bộ trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét.
Quy định pháp luật của hợp đồng tương tự trong đấu thầu tại Thanh Hóa
Hợp đồng tương tự được hiểu là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm:
- Tương tự về bản chất và mức độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Tương tự về quy mô công việc: có giá trị xây lắp công trình bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét.
Pháp luật không quy định nhà thầu phải lấy căn cứ về hợp đồng tương tự với nhà nước hay với một tổ chức kinh tế nhất định mới được chấp nhận mà bất kỳ hợp đồng tương tự được ký kết và thực hiện với bất kỳ chủ thể nào đều được chấp nhận khi nó đáp ứng các điều kiện như trên về hợp đồng tương tự. Do đó khi có yêu cầu về hợp đồng tương tự thì nhà thầu có thể lấy hợp đồng tương tự nào đã ký kết với bất kỳ chủ thể nào đều được.
Các tiêu chí đánh giá hợp đồng tương tự trong đấu thầu tại Thanh Hóa
Các hợp đồng tương tự được xem là hợp lệ khi thỏa mãn đủ các tiêu chí như sau:
- Tương tự về bản chất và độ phức tạp: Có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu;
- Tương tự về quy mô công việc: Có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét. Trong trường hợp 2 công trình có cấp thấp liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là 1 hợp đồng xây lắp tương tự.
- Trường hợp hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.
- Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50% – 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
Hợp đồng tương tự được đánh giá là đạt yêu cầu khi nào?
Việc đưa ra các yêu cầu về hợp đồng tương tự là một trong những nội dung đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, đảm bảo khả năng, năng lực thực hiện gói thầu và tránh các rủi ro có thể xảy ra cho chủ đầu tư khi họ lựa chọn nhà thầu.
Theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định tương tự trong hợp đồng là giống bao nhiêu phần trăm, sự tương tự này tùy thuộc vào quy định trong hồ sơ mời thầu cụ thể.
Hợp đồng tương tự trong đấu thầu không nhất thiết phải có đồng thời hàng hóa tương tự và giá trị tương tự, nhà thầu chỉ có trách nhiệm kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu. Xét về tính tương tự của hợp đồng, có thể dựa theo các yếu tố như sau:
- Tương tự về bản chất và độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
- Tương tự về quy mô công việc: có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét.
(02 công trình có cấp thấp hơn liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là 01 hợp đồng xây lắp tương tự)
- Trường hợp yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ 02 hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu 01 hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảo đảm các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.
Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50%-70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
Khi nào hợp đồng tương tự trong đấu thầu tại Thanh Hóa được coi là hợp lệ?
Nhà thầu cần kê khai các hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng một số năm (tính đến thời điểm đóng thầu).
Hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng trong đó hàng hóa được cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét và đã hoàn thành, bao gồm:
- Tương tự về chủng loại, tính chất: Có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét;
- Tương tự về quy mô: Có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét. Theo đó, việc quy định về hợp đồng tương tự và đánh giá E-HSDT thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.
Trường hợp nhà thầu xuất trình được hợp đồng tương tự với gói thầu đang xét về quy mô, chủng loại, tính chất theo yêu cầu của E-HSMT mà nhà thầu đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ thì được coi là đáp ứng yêu cầu về hợp đồng tương tự mà không bắt buộc hợp đồng trước được ký kết thông qua đấu thầu rộng rãi.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa năm 2022
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo tại Thanh Hóa trọn gói, giá rẻ
- Hướng dẫn soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn tại Thanh Hóa năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Hợp đồng tương tự trong đấu thầu tại Thanh Hóa. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý Chuyển đất ao sang đất sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư Thanh Hóa sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng tường tự về quy mô là hợp đồng có giá trị công việc tương ứng với ít nhất 70% giá trị gói thầu đang xét. Trường hợp yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ 02 hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu 01 hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Không chấp nhận việc cộng gộp các gói thầu quy mô nhỏ để đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
– Hợp đồng chọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng (Đối với hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa có quy mô nhỏ thường lựa chọn loại hợp đồng này).
– Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
– Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
* Lưu ý: Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.
– Văn bản hợp đồng.
– Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).
– Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Biên bản hoàn thiện hợp đồng (nếu có yêu cầu).
– Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể (nếu có)
– Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn (nếu có).
– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Các tài liệu có liên quan (Tùy vào tính chất hợp đồng cụ thể).