Vấn đề giữ an ninh trật tư tại các trường học là việc làm các nhà trường phải làm vì an ninh trật tự giúp cho công tác giảng dạy thuận lợi, học sinh, sinh viên tiếp thu được những kiến thức được giáo viên, giảng viên truyền đạt. Hiện nay, theo quy định pháp luật, trường học phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận trường học đạt chuẩn về vấn đề an ninh trật tự. Vậy hồ sơ an ninh trật tự trường học gồm những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Thanh Hóa để biết thêm quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này nhé!
Hồ sơ an ninh trật tự trường học gồm những gì?
Giữ gìn an ninh trật tự đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là bậc phụ huynh khi con của mình học tại trường. Khi lựa chọn trường học, phụ huynh sẽ chọn những ngôi trường nào nổi tiếng về cách giảng dạy, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị của trường đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học và trong đó có cả vấn đề an ninh trật tự.
Để huy động tinh thần toàn dân vào công cuộc đảm bảo an ninh trật tự, nhất là môi trường giáo dục, Bộ Công an đã xây dựng các quy định về nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Theo đó, hồ sơ an ninh trật tự của trường học gồm:
- Tờ trình của Lãnh đạo trường học đề nghị xét công nhận trường học học đảm bảo an toàn an ninh trật tự theo quy định.
- Báo cáo kết quả việc xây dựng hồ sơ, kế hoạch về an ninh trật từ có chữ ký, đóng dấu của hiệu trưởng;
- Bản phấn đấu đạt chuẩn an ninh trật tự của tập thể trường học.
- Biên bản họp cơ quan, đơn vị để đề nghị xét an toàn an ninh trật tự cho trường học.
Tiêu chuẩn để xét trường học đạt chuẩn an ninh trật tự
- Theo thông lệ hằng năm, Cấp ủy Đảng phối hợp với lãnh đạo nhà trường xây các Nghị Quyết, kế hoạch liên quan đến việc đảm bảo an ninh trật tự tại trường học. Theo đó, bên trong kế hoạch cần cụ thể hóa các nội dung, trách nhiệm của các đơn vị trong trường học nhằm đảm bảo an ninh, trật tự.
- Trường học phải có bản đăng ký các tiêu chuẩn để phấn đấu đạt An toàn về an ninh trật tự. Bên cạnh đại diện tập thể, các giáo viên, học sinh, nhân viên trường học đều cần phải có bảng cam kết. Theo đó, hoàn toàn tuân thủ các nội quan liên quan đến an ninh trật tự.
- Triển khai các đường lối, chính sách, quy định của nhà nước liên quan đến đảm bảo an ninh trật tự. Ngoài ra, cần có mối quan hệ gắn kết với chính quyền địa phương để hỗ trợ trong quá trình thực hiện.
- Tuyệt đối không để xảy ra các hành vi tuyên truyền, gây rối, chống phá, tụ tập đông người trái pháp luật. Cam kết không để xảy ra bạo lực học đường tại trường học và không để cán bộ, công nhân viên xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.
- Có lực lượng bảo vệ an ninh trật tự chuyên trách tại đơn vị.
- Kết quả đánh giá phân loại hàng năm đều từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Không có cá nhân nào bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo trở lên.
- Có 70% số đơn vị tại trường học đạt danh hiệu “tập thể lao động tiên tiến”.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự chung cho các ngành nghề từ ngày 15/8/2023
Hiện nay, theo quy định pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề khi đưa vào hoạt động phải đáp ứng đủ điều kiện về an ninh trật tự chung, đặc biệt là phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự chung. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực pháp luật yêu cầu về vấn đề an ninh trật tự cần phải lưu ý vấn đề này. Dưới đây là quy định pháp luật về hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự chung.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự áp dụng chung đối với các ngành nghề từ ngày 15/8/2023 như sau:
(i) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
(ii) Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
- Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a khoản này không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
(iii) Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm:
- (iii.1) Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- (iii.2) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Các cơ sở kinh doanh không phải nộp tài liệu (iii.1), (iii.2), gồm: Sản xuất con dấu; sản xuất cờ hiệu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh dịch vụ đặt cược; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; kinh doanh thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; kinh doanh thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác;
Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại (iii.1), (iii.2);
Đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ thì các tài liệu chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy là tài liệu của kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
(iv) Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
- Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang);
Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh).
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
- Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
(Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 109 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, khoản 3 Điều 1 Nghị định 56/2023/NĐ-CP)
Nghị định 56/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề
Như đã phân tích ở trên, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự chung thì doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải chỉ cần những giấy tờ ở mục trên là đủ mà một số ngành nghề còn phải cung cấp đủ một số giấy tờ khác. Dưới đây là quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề mà bạn cần lưu ý.
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không có vốn đầu tư nước ngoài, phải có bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài, phải có:
- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp nước ngoài đủ điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP đã được hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở quốc gia, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính.
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ, phải có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
Đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề: Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch vụ đặt cược, phải có văn bản cho phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
(Điều 20 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
Mời bạn xem thêm:
- Xe trốn đăng kiểm sẽ bị xử lý thế nào theo quy định 2023?
- Quy định về xử lý hành vi quấy rối trên mạng xã hội
- Công việc nào thì ký hợp đồng lao động thời vụ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hồ sơ an ninh trật tự trường học gồm những gì? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư Thanh Hóa với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, dễ tiếp cận và công bằng đối với mọi trẻ em. Chú trọng tổ chức rà soát các tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại phụ lục Thông tư này.
– Thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, phát hiện và xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em.
– Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong cơ sở giáo dục mầm non.
– Ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
– Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định.
– Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định; đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm thực hiện các yêu cầu, điều kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong năm học, tại cơ sở giáo dục mầm non không có tình trạng: trẻ em bị bạo hành, xâm hại, bị tai nạn thương tích nặng dẫn đến phải nằm viện hoặc tử vong; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo; xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc có dịch bệnh lây lan trên diện rộng tại cơ sở giáo dục mầm non.
Kết quả đánh giá tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại Phụ lục Thông tư này:
– Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non: Có tối thiểu 40 tiêu chí (bao gồm 20 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”.
– Đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập: Có tối thiểu 30 tiêu chí (bao gồm 15 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”.
– Đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục mầm non. Việc kiểm tra được thực hiện kết hợp với các nhiệm vụ kiểm tra chuyên môn khác trong năm học, có biên bản và thông báo kết quả kiểm tra.
– Cuối năm học, căn cứ báo cáo của cơ sở giáo dục mầm non, tiêu chuẩn theo quy định và kết quả kiểm tra, giám sát trong năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo lập danh sách cơ sở giáo dục mầm non đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo.
– Trong trường hợp cần thiết, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức đoàn kiểm tra kết quả tự đánh giá của cơ sở giáo dục mầm non hoặc chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.