Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo ra các thông tin, tác phẩm báo chí,… Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động báo chí thì phải làm hồ sơ xin giấy phép hoạt động. Chỉ những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí thì mới được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Vậy điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin liên quan đến điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí và thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động báo chí được pháp luật quy định như thế nào nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Báo chí 2016;
- Thông tư 41/2020/TT-BTTTT.
Hoạt động báo chí là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Báo chí 2016, hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.
Điều 16 Luật Báo chí 2016 quy định cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 Luật Báo chí 2016, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật Báo chí 2016, bao gồm:
- Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
- Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí quy định tại Điều 17 Luật Báo chí 2016 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), cụ thể:
- Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, Mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tượng phục vụ; chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử).
- Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí; có người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016 để đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí.
- Có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí; tên và biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử.
- Có trụ sở và các Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất một tên miền “.vn” đã đăng ký phù hợp với tên báo chí và sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; đối với báo nói, báo hình phải có phương án, kế hoạch thuê hoặc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo chí được quy định như thế nào?
Theo Điều 18 Luật Báo chí 2016, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo chí quy định như sau:
- Cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 Luật Báo chí 2016, đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 17 Luật Báo chí 2016, có nhu cầu thành lập cơ quan báo chí, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư 41/2020/TT-BTTTT.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sau khi được cấp giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ra quyết định thành lập cơ quan báo chí và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Sau 03 tháng đối với báo in và báo điện tử, 09 tháng đối với báo nói, báo hình, kể từ ngày giấy phép hoạt động báo chí có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không được thành lập hoặc không có sản phẩm báo chí thì giấy phép hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
- Chậm nhất là 30 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông để thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Trường hợp đã bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí theo quy định nêu trên, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép, cơ quan chủ quản báo chí gửi văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép.
Trường hợp có thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp, cơ quan chủ quản gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép theo quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Xe trốn đăng kiểm sẽ bị xử lý thế nào theo quy định 2023?
- Quy định về xử lý hành vi quấy rối trên mạng xã hội
- Công việc nào thì ký hợp đồng lao động thời vụ?
Thông tin liên hệ
Vấn đề Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí là gì? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Thanh Hóa luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đơn phương ly hôn, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Nguồn thu của cơ quan báo chí gồm:
– Nguồn thu do cơ quan chủ quản báo chí cấp;
– Thu từ bán báo, bán quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung;
– Thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí;
– Nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Điều kiện đặt văn phòng đại diện gồm:
– Có trụ sở để đặt văn phòng đại diện;
– Trưởng văn phòng đại diện phải có thẻ nhà báo được cấp tại cơ quan báo chí có văn phòng đại diện và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến thời Điểm đặt văn phòng đại diện.
Trước khi bắt đầu hoạt động 15 ngày, cơ quan báo chí có đủ Điều kiện và có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện để thông báo. Hồ sơ gồm:
– Văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc đặt văn phòng đại diện có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản báo chí;
– Bản sao giấy phép hoạt động báo chí có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu;
– Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ Điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
– Danh sách nhân sự văn phòng đại diện;
– Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ nhà báo của trưởng văn phòng đại diện, sơ yếu lý lịch của phóng viên thường trú thuộc văn phòng đại diện có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu;
– Văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của văn phòng đại diện.