Hiện nay ở mỗi địa phương có nhiều văn phòng công chứng thực hiện việc công chứng giấy tờ như căn cước công dân, các loại giấy chứng nhận,… trong đó có sổ hộ khẩu. Chi phí công chứng, chứng thực không đáng kể. Nhiều người quan tâm đến việc công chứng sổ hộ khẩu hết bao nhiêu tiền? Công chứng sổ hộ khẩu ở đâu thì được. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm những thông tin liên quan vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 264/2016/TT-BTC;
- Thông tư 226/2016/TT-BTC;
- Quyết định 1329/QĐ-BTP.
Biểu phí chứng thực hiện nay
STT | Tên thủ tục chứng thực | Cơ quan thực hiện | Mức thu phí |
I | Thủ tục hành chính áp dụng chung | ||
1 | Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận | + Ủy ban nhân dân cấp xã, + Phòng Tư pháp + Tổ chức hành nghề công chứng + Cơ quan đại diện | + Tại UBND cấp xã, Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. + Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản; |
2 | Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận | + Phòng Tư pháp + Tổ chức hành nghề công chứng + Cơ quan đại diện. | + Tại Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính; + Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản; |
3 | Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được) | + UBND cấp xã, + Phòng Tư pháp + Tổ chức hành nghề công chứng + Cơ quan đại diện. | + Tại UBND cấp xã, Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng: 10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản). + Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản |
4 | Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch | + UBND cấp xã + Phòng Tư pháp | 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch. |
5 | Thủ tục sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch | + UBND cấp xã, + Phòng Tư pháp | 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch. |
6 | Thủ tục cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực | UBND cấp xã, Phòng Tư pháp lưu trữ hợp đồng, giao dịch | 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính. |
II | Thủ tục hành chính thực hiện tại Cơ quan đại diện | ||
1 | Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch không phải viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự | Cơ quan đại diện | 10 USD/bản |
2 | Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự | Cơ quan đại diện | 10 USD/bản |
III | Thủ tục hành chính cấp huyện | ||
1 | Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp | Phòng Tư pháp | 10.000 đồng/trường hợp |
2 | Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là cộng tác viên dịch thuật | Phòng Tư pháp | 10.000 đồng/trường hợp |
3 | Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản | Phòng Tư pháp | 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
4 | Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản | Phòng Tư pháp | 50.000 đồng/văn bản |
5 | Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản | Phòng Tư pháp | 50.000 đồng/văn bản |
IV | Thủ tục hành chính cấp xã | ||
1 | Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở | UBND cấp xã | 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
2 | Thủ tục chứng thực di chúc | UBND cấp xã | 50.000 đồng/di chúc |
3 | Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận di sản | UBND cấp xã | 50.000 đồng/văn bản |
4 | Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở | Ủy ban nhân dân cấp xã | 50.000 đồng/văn bản |
5 | Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở | Ủy ban nhân dân cấp xã | 50.000 đồng/văn bản |
Phí công chứng là gì? Ai là người nộp phí công chứng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014, phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Khi có nhu cầu công chứng, tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu công chứng hợp đồng và họ sẽ phải nộp phí công chứng tương ứng.
Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng. Đây là những tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng.
Đăng ký tạm trú online được thực hiện tại đâu và như thế nào? Hãy để ACC gửi đến bạn các thông tin bổ ích trong bài viết: Đăng ký tạm trú online.
Sổ hộ khẩu là gì?
Đối tượng được cấp sổ hộ khẩu: Theo quy định Luật cư trú 2020, đối tượng được cấp sổ hộ khẩu là hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Như vậy, có thể hiểu sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu của nhà nước được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân.
Sổ hộ khẩu có phải công chứng?
Theo Điều 10 Thông tư 01/2020/TT-BTP, đã nêu ra ví dụ về việc chứng thực sổ hộ khẩu: “Bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính. Ví dụ: chứng thực bản sao từ bản chính sổ hộ khẩu thì phải chụp đầy đủ trang bìa và các trang của sổ đã ghi thông tin về các thành viên có tên trong sổ; chứng thực hộ chiếu thì phải chụp cả trang bìa và toàn bộ các trang của hộ chiếu có ghi thông tin.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, Công chứng được định nghĩa như sau:
- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng, văn phòng công chứng) chứng nhận về tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác bằng văn bản;
- Chứng nhận về tính chính xác, tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực được định nghĩa là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Trên cơ sở đó, có thể thấy, việc công chứng chỉ áp dụng đối với hợp đồng, giao dịch dân sự hoặc bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà cần công chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Do đó, trên thực tế không có việc công chứng sổ hộ khẩu mà chỉ có chứng thực bản sao sổ hộ khẩu từ bản chính.
Mức thu phí chứng thực sổ hộ khẩu
Vấn đề này được quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC như sau: Phí chứng thực bản sao từ bản chính là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở đi thì thu 1.000 đồng/trang và mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.
Chứng thực sổ hộ khẩu ở đâu?
- Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
- Phòng công chứng và Văn phòng công chứng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về vấn đề “Công chứng sổ hộ khẩu hết bao nhiêu tiền?” của Luật Sư Thanh Hóa. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.
Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, hoặc vấn đề khác như Sổ hộ khẩu công chứng có thời hạn bao lâu…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Thanh Hóa để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa năm 2022
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo tại Thanh Hóa trọn gói, giá rẻ
- Hướng dẫn soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn tại Thanh Hóa năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Sổ hộ khẩu là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân.
Sổ hộ khẩu được cấp cho các nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú, có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Trong Sổ hộ khẩu thường sẽ có các thông tin về chủ hộ, các thành viên khác (bố, mẹ, con cái, cháu chắt…của chủ hộ). Các thông tin bao gồm:
– Họ tên
– Ngày tháng năm sinh
– Giới tính
– Nghề nghiệp
– Quan hệ với chủ hộ
Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của những cá nhân thường xuyên sinh sống ở nơi đó. Sổ hộ khẩu còn là loại giấy tờ quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, mua bán đất,…
Sổ hộ khẩu còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển hộ khẩu, tách hộ khẩu… Các thủ tục hành chính liên quan đến đăng kí kết hôn, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử,… cũng cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP; giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:
Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính; đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, Sổ hộ khẩu được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Về cơ bản, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.
Tuy nhiên, thực tế thì bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:
– Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học, giấy phép lái xe máy… có giá trị vô hạn, trừ khi bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
– Bản sao được chứng thực từ các giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng),… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn giá trị sử dụng.
Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định về thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực từ bản gốc.
Do đó, có thể hiểu bản sao y có giá trị pháp lý đến khi bản gốc bị thay đổi, không còn giá trị pháp lý.
Thực tế, các giấy tờ có thể có sự thay đổi như giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất… cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận các giấy tờ chứng thực trong vòng 3 – 6 tháng trở lại nhằm đảm bảo tính xác thực của các giấy tờ trên.
Các loại giấy tờ như hợp đồng đã được công chứng thì căn cứ theo thời hạn hiệu lực của hợp đồng đó…
Theo quy định tại Điều 77 Luật Công chứng 2014:
1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ; văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015 của Chính phủ cũng quy định rằng việc chứng thực bản sao từ bản chính không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Như vậy có thể thực hiện thủ tục này ở tỉnh. Tuy nhiên, phải có bản chính để đối chiếu mới thực hiện công chứng Sổ hộ khẩu được.